Thiết bị chiếu xạ gamma dùng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Đánh giá không phá hủy (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị chiếu xạ gamma dùng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

tb chieu xa gramma d5d5d

Thiết bị chiếu xạ gamma dùng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Nguồn: khoahocphattrien.vn

Thiết bị chiếu xạ gamma đầu tiên tại Việt Nam sử dụng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng đáp ứng đúng theo yêu cầu đặt hàng của AGI nhằm phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng. Thiết bị được nghiên cứu thiết kế, chế tạo đầy đủ các tính năng đảm bảo về an toàn bức xạ theo đúng các quy định của nhà nước và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép hoạt động số: 51/GP-BKHCN. Bên cạnh đó, việc xác định liều chiếu xạ của thiết bị đã được tập trung nghiên cứu vì đây là yếu tố then chốt quyết định chất lượng sản phẩm, một giản đồ suất liều chiếu đã được xây dựng dựa trên 05 kỹ thuật xác định liều: Tính toán lý thuyết, mô phỏng tính toán MCNP, liều kế TLD, buồng ion hóa và liều kế Fricke, các kết quả xác định liều đều được thực hiện bởi các đơn vị có chuyên môn như: Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội…Qua việc sử dụng thiết bị và chiếu xạ thử nghiệm nghiên cứu trên mẫu đậu tương DT2012 (hạt khô và hạt nảy mầm) của Viện Di truyền nông nghiệp, với các kết quả nghiên cứu đạt được là hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đã một lần nữa khẳng định độ chính xác, tính ứng dụng của thiết bị.
Thiết bị được nghiên cứu thiết kế, chế tạo đầy đủ các tính năng, đảm bảo về an toàn bức xạ theo đúng các quy định của Nhà nước và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép hoạt động số 51/GP-BKHCN. Qua việc sử dụng thiết bị và chiếu xạ thử nghiệm nghiên cứu trên mẫu đậu tương DT2012 (hạt khô và hạt nảy mầm) của Viện Di truyền Nông nghiệp, các kết quả đạt được là hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Đây là thiết bị chuyên dùng đầu tiên được ngành năng lượng nguyên tử giao cho ngành nông nghiệp phục vụ việc nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng. Thiết bị cũng có thể sử dụng hiệu quả cho việc nghiên cứu thử nghiệm/kiểm tra vật liệu, mở ra những hướng ứng dụng hữu ích khác. Đây cũng chính là thiết bị chuyên dụng đầu tiên được ngành năng lượng nguyên tử chuyển giao cho ngành nông nghiệp phục vụ mục đích nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng đột biến.