Bệnh ung thư là một căn bệnh nan y mà cho tới nay việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo các số liệu thống kê, gần đây tỷ lệ người mặc bệnh ung thu ngày càng tăng. Ở Mỹ, bệnh ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ nhì, chỉ sau bệnh tim mạch. Chính vì vậy, bên cạnh việc đầu tư cho việc chuẩn đoán sớm các bệnh ung thư, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị mới, các thuốc mới là vô cùng cần thiết đặc biệt là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên.

2.1 3b445

Cây cẩu tích (Ảnh: ST)

     Cây cẩu tích (tên khoa học: Cibotium barometz J. Sm.) là cây ưa ẩm và có thể chịu bóng. Cây có thể mọc thành từng đám hoặc thành những quần thể gần như thuần loại ở ven rừng hoặc dọc theo các bờ suối. Ở Việt Nam, cẩu tích phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi phía bắc. Trữ lượng cẩu tích ở nước ta tương đối dồi dào, có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Ở những điểm có cây mọc tập trung, có thể khai thác từ 1 đến 3 tấn thân rễ trên mỗi héc-ta. Thân rễ cẩu tích có tác dụng trị thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh, phụ nữ khí hư bạch đới.
     Trên cơ sở kết quả chương trình nghiên cứu sàng lọc tìm kiếm dược liệu thực vật và sinh vật biển theo định hướng chống ung thư, các tác giả sáng chế đã đi sâu nghiên cứu cây cẩu tích và phân lập được hợp chất Cibotimbaroside A (IUPAC: 3-[(6-O-protocatechoul- β-D-glucopyranosloxy)metyl]-2(5H)-furanon ) có mặt trong cây cẩu tích với hàm lượng cao, có hoạt tính mạnh kháng cả tám dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Do đó, hợp chất theo sáng chế có khả năng cao để bào chế thuốc để phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư. Phương pháp chiết hợp chất Cibotumbaroside A cũng được đề cập đến trong sáng chế với cách thực hiện đơn giản và cho hiệu suất cao.

2.2 ec86b

Cấu tạo hợp chất Cibotimbaroside A