Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đồng hành cùng Giải thưởng Sáng chế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI

Trong khuôn khổ Giải thưởng Sáng chế Tp.HCM lần thứ VI (2019 - 2020), Phòng Chính sách và Tư vấn thương mại hóa sáng chế - Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Viện SCCN) đã phối hợp cùng Phòng Quản lý sở hữu trí tuệ Sở KH&CN Tp.HCM triển khai hoạt động phân tích, đánh giá khả năng thương mại hóa đối với những sáng chế, giải pháp hữu ích (GPHI) tham dự giải. Lễ tổng kết và trao giải đã diễn ra vào ngày 27/05/2020 tại Tp.HCM với tổng cộng 08 giải thưởng được trao.

Capture2 550de


Giải thưởng Sáng chế Tp.HCM là sự kiện do Sở KH&CN Tp.HCM phát động và tổ chức nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, tiến bộ KH&CN trong các tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy gia tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế/GPHI đối với các kết quả nghiên cứu và sáng tạo của mọi chủ thể trên địa bàn Thành phố nhằm tạo cơ sở cho việc thương mại hóa và chuyển giao cho các ngành công nghiệp; tạo cơ hội và khả năng đầu tư, xúc tiến thương mại các kết quả sáng tạo này. Đối tượng tham dự giải là những sáng chế/GPHI đã có kết quả thẩm định nội dung và đồng ý cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc cơ quan sở hữu trí tuệ nước khác, đồng thời chưa từng đạt các giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật của Tp.HCM hoặc của quốc gia trước đó.
Quy trình xét duyệt giải thưởng sẽ trải qua 2 vòng: Vòng 1 đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp, tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế/GPHI; Vòng 2 đánh giá tiềm năng thương mại của sáng chế/GPHI.
Đồng hành cùng giải thưởng năm 2019 – 2020 này, Phòng Chính sách và Tư vấn thương mại hóa sáng chế, với vai trò là đơn vị chuyên môn về tư vấn khai thác, áp dụng và hỗ trợ thương mại hóa sáng chế của Viện SCCN, đã phối hợp với các hội đồng xét duyệt đánh giá tiềm năng thương mại cho 10 sáng chế/GPHI được chọn vào vòng 2 của cuộc thi.

Untitled 2b3a5

Tiềm năng thương mại của các sáng chế/GPHI được Phòng phân tích, đánh giá dựa trên các tiêu chí: (i) Tiềm năng thị trường và tính khả thi của sáng chế; (ii) Xác định và phân tích thị trường mục tiêu; (iii) Đánh giá môi trường cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh về công nghệ của sáng chế/GPHI, và cạnh tranh về sản phẩm tạo ra từ sáng chế/GPHI.
Trên cơ sở báo cáo kết quả phân tích, đánh giá khả năng thương mại của Phòng, hội đồng xét duyệt đã xác định 08 sáng chế/GPHI đạt được giải thưởng, trong đó bao gồm 01 giải nhất, 02 giải nhì, 01 giải ba và 04 giải khuyến khích.

1 Gối dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh ở cột sống cổ - Bằng độc quyền Sáng chế tại Châu Úc: 2011306484 - Phạm Thị Kim Loan - Nhất
2 Thiết bị sản xuất bún bao gồm cơ cấu ép đùn bột nước - GPHI: 2065 - 11/9/2018 - ĐH Bách Khoa TP.HCM -  Nhì
3 Hệ thống thoát nước mưa và nước thải có chức năng hạn chế tác động của triều cường - SC: 22501
12/10/2017 -  Nguyễn Công Anh Nhì
4 Thiết bị sản xuất bánh tráng dạng tròn - GPHI: 1936 - 26/9/2016 - ĐH Bách Khoa TP.HCM - Ba
5 Quạt hộp có cơ cấu chuyển hướng gió theo chiều ngang, chiều dọc và tản gió đa chiều - SC: 22421 - 19/9/2011 - Trần Chí - Khuyến khích
6 Thiết bị sản xuất bánh tráng rế tự động lấy bánh - SC: 21202 - 16/8/2018 - Trần Doãn Sơn - Khuyến khích
7 Móng nêm - GPHI: 2264 - 29/12/2017 - Lê Hiệp Tuấn - Khuyến khích
8 Hệ thống ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn xe ô tô - SC: 21577 - 18/12/2015 - Nguyễn Long Uy Bảo - Khuyến khích
9 Hàm chải răng tự động - SC: 19912 - 12/12/2014 - Vũ Mạnh Cường - Không
10 Hệ thống khử nước dung dịch cồn cao độ bằng công nghệ thẩm thấu bốc hơi sử dụng màng ống - GPHI: 2158 - 08/9/2015 - ĐH Bách Khoa TP.HCM - Không
Trên đây là các sáng chế/GPHI được xét duyệt vào vòng 2 của cuộc thi.
Giải nhất cuộc thi thuộc về sáng chế “Gối dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh ở cột sống cổ” của tác giả, bác sĩ Phạm Thị Kim Loan - doctorloan.vn Sáng chế là một giải pháp được dựa trên các sản phẩm, cơ sở khoa học có từ trước để tạo ra sản phẩm bảo vệ cấu trúc cột sống cổ ở tư thế khi nằm nghỉ ngơi, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết căn bệnh của những người làm văn phòng. Sáng chế đã được cấp nhiều văn bằng bảo hộ tại nhiều quốc gia trên thế giới và đem lại hiệu quả thương mại rất lớn (> 37.000 chiếc đã được bán ra thị trường).

Capture f6a7f

Gối dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh ở cột sống cổ

Giải nhì thuộc về tác giả Trần Doãn Sơn - ĐHBK TPHCM với GPHI “Thiết bị sản xuất bún bao gồm cơ cấu ép đùn bột nước”. GPHI đáp ứng được công nghệ sản xuất bún từ bột gạo pha loãng thành sợi bún đã được làm chín từ từ, từ nhiệt độ thấp đến cao nhờ trục vít và xy lanh có kết cấu đặc biệt. Thiết bị làm sạch dễ dàng thuận lợi, thao thác vận hành đơn giản, phù hợp cho việc sản xuất trong nhà hàng, khách sạn. Hiện thiết bị đã được chuyển giao cho 09 doanh nghiệp trong và ngoài nước: Hoa Kỳ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Lào,…

Capture1 8644d

Thiết bị sản xuất bún bao gồm cơ cấu ép đùn bột nước

Đồng giải nhì với GPHI là sáng chế “Hệ thống thoát nước mưa và nước thải có chức năng hạn chế tác động của triều cường” của tác giả Nguyễn Công Anh- Q3 TPHCM . Sáng chế đề cập đến hệ thống thoát nước mưa và nước thải có khả năng thoát nước trên mặt đường ngay cả khi mưa lớn kết hợp với chiều cường và có thể ngăn được rác bùn. Với cơ cấu ngăn mùi và các sinh vật như chuột, gián, sáng chế giúp hạn chế được sự ô nhiễm mỗi trường và hiện nay đã được đưa vào triển khai tại một số dự án của công ty TNHH Mục Tiêu Môi trường và Cộng đồng.

Các sáng chế được giải cũng được chuyển tiếp đi tham dự các hội thi, giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế liên quan. Các tác giả, đồng tác giả đã đoạt nhiều giải cao hoặc đoạt giải liên tục sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố tiến cử với Giải thưởng Khoa học Công nghệ Thành phố và các Giải thưởng Khoa học Công nghệ cấp quốc gia./.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn đăng ký và thương mại hóa sáng chế/GPHI xin vui lòng liên hệ:
Phòng chính sách và tư vấn thương mại hóa sáng chế – Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ
Đ/c: 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại: 0243.36321032; Hotline (0982202880 – Mr. Hải)
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.