Ngày 14 tháng 06 năm 2017, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đã đến thôn Cư Thạnh, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa để gặp ông Trần Đức Mạnh, người sáng chế ra máy cuộn rơm.


Gặp chúng tôi, ông Mạnh chia sẻ cơ duyên khiến ông nghĩ ra ý tưởng sáng chế ra máy cuộn rơm xuất phát từ nhu cầu thực tế trong lao động của gia đình và người dân huyện Diên Khánh. Ông chia sẻ: "Rơm rạ sau khi thu hoạch, đa số bà con thường đem đốt bỏ, mà gốc rạ trong đó dinh dưỡng rất nhiều nên bỏ đốt sẽ rất phí, vì vậy cải tiến máy cuốn rơm để tận thu gốc rạ tái sử dụng trồng nấm". Thực tế cho thấy nhu cầu thu gom rơm rạ phục vụ cho chăn nuôi gia súc, làm nấm rơm và ủ gốc cây thanh long rất lớn, khiến giá rơm trên thị trường tăng mạnh. Ông quan sát nhiều gia đình xung quanh trang bị máy cuốn rơm của Nhật phải cắm sổ đỏ và nợ nần vì giá thành rất đắt, cuộc sống của người nông dân lại càng thêm khó khăn. Chính vì vậy, ông Mạnh quyết tâm sáng chế ra máy cuộn rơm nội để phục vụ cho những người có nhu cầu, vừa đảm bảo kinh tế vừa mang lại hiệu quả.

IMG 3251 9d986

Máy cuốn rơm. Ảnh: Hà Thương

Ưu điểm:
- Thích nghi với điều kiện sản xuất thực tế: vụ hè thu, ruộng hay ngập nước, sình lầy nhưng chất lượng bánh rơm vẫn đảm bảo do máy không cần máy cày dẫn đường nên không lo rơm rạ bị vấy bẩn.
- Chi phí nguyên liệu của máy: 1 ngày hoạt động 8h tốn khoảng 12 lít dầu, tương đương 120.000 đồng nhưng bù lại đóng được khoảng 500 bánh rơm, mỗi bánh có đường kính 0,55m, chiều cao 0,7m; khối lượng 17-18kg và giá 20.000 đồng/bánh.

IMG 3889 f0bfe

Hình ảnh các bánh rơm sau khi được xử lý. Ảnh: Hà Thương

IMG 3893 61d38

Kho rơm của gia đình sau vụ thu hoạch. Ảnh: Hà Thương


Nguồn: Niptex