Nhu cầu lương thực toàn thế giới ngày 1 tăng, do đó, đã có hàng loạt nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp sản xuất lương thực, bao gồm cả thịt động vật lẫn rau quả, một cách hiệu quả hơn đã được thực hiện. Các loài sinh vật biển, gồm động vật giáp xác và cá, từ lâu đã là nguồn cung cấp protein hảo hạng cho con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động của ngành công nghiệp chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sinh vật biển hoang dã đã bị thắt chặt và kiểm soát nghiêm ngặt do những vấn đề về ô nhiễm môi trường và khai thác bừa bãi. Sản lượng cá đánh bắt giảm đi gây khó khăn cho việc duy trì hoạt động sản xuất trên các ngư trường.
     Nuôi trồng hải sản diễn ra chủ yếu tại các vùng ven biển và sử dụng nguồn nước ở cửa sông hoặc cửa biển, nhiều dưỡng chất thu từ nước thải trong đất liền. Do hệ thống nuôi trồng thủy sản mở phải phụ thuộc vào các nguồn nước tự nhiên và thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí ngoài trời nên nhược điểm của hệ thống này là chất lượng nước sử dụng có sự biến đổi rất lớn tùy thuộc vào bản chất của dòng chảy trong đất liền. Bên cạnh đó, ở những khu vực bị ô nhiễm, các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và chất thải nông nghiệp cũng có thể theo nguồn nước chảy vào trong ao nuôi. Tương tự, chất thải công nghiệp hoặc chất thải đô thị cũng có tác động xấu nghiêm trọng đến chất lượng nước trong ao nuôi.
     Từ những thách thức trên đây, nhiều nỗ lực nghiên cứu nuôi trồng hải sản trong các hệ thống bể kín nhằm tạo ra môi trường sống tương ứng cho sinh vật trong bể nuôi trên mặt đất đã được thực hiện. Với phương thức này, vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được giải quyết nhờ cách ly với nguồn nước tự nhiên mà thay vào đó, sử dụng hệ thống nước tuần hoàn có cơ chế tinh lọc để tái sử dụng nước liên tục, nhờ đó, giảm thiểu lượng nước thải và lượng nước cần thay mới.

 

12.3 dfebe

Một mặt cắt ngang hệ thống nuôi trồng hải sản của sáng chế (Ảnh: Theo sáng chế)


     Sáng chế đưa ra một hệ thống nuôi trồng hải sản mở gồm 1 máy truyền dẫn nước từ cửa sông đến ao dự trữ có máy sục ozon để lọc nước với nồng độ ozon cao. Nước đã xử lý bằng ozon được dẫn từ ao dự trữ qua 1 bể lọc than hoạt tính đến khu vực ao chứa và hòa lẫn cùng nước tái sử dụng của nhiều ao nuôi. Hỗn hợp nước tái sử dụng và nước bổ sung đã xử lý ozon được bơm vào trong 1 bể lắng, sau đó sục khí ozon nồng độ thấp, để lắng và sục khí để loại bỏ axit hypobrom và cuối cùng bơm vào kênh dự trữ để bổ sung cho một hoặc nhiều ao nuôi.