Diện tích trồng đậu thương ở Việt Nam đang ngày càng được mở rộng do nhu cầu đậu tương nguyên liệu cho ngành thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi , vì thế chúng ta rất cần những máy móc phục vụ hiệu quả cho canh tác đậu tương. Để khai thác tốt tiềm năng sản xuất cây đậu tương cần thiết phải cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất đậu tương. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề đặt ra đối với cơ giới hóa đồng bộ cây đậu tương đặc biệt đối với các vùng đất luân canh lúa - đậu tương còn gặp các khó khăn như: Gốc rạ còn lại sau thu hoạch lúa có độ cao lớn (từ 30 cm đến 50 cm); nền đất sau thu hoạch lúa thường ẩm ướt gây cản trở lớn tới việc làm đất; chưa cơ giới hóa được khâu gieo hạt kết hợp với bón phân cho đậu tương...
Với mục tiêu chế tạo được hệ thống máy, thiết bị phục vụ cơ giới hóa đồng bộ canh tác cây đậu tương, có khả năng ứng dụng rộng rãi, phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm góp phần giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian và tăng thu nhập cho người sản xuất. Nhóm tác giả đã chế tạo thành công hệ thống máy phục vụ cơ giới hóa đồng bộ các khâu canh tác và thu hoạch cây đậu tương và được triển khai, thử nghiệm tại nhiều vùng sản xuất đậu tương trong đó có thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

12a ecdef

Trình diễn máy thu hoạch cây đậu tương. Ảnh: www.vnua.edu.vn

Hệ thống gồm các máy canh tác:
⏩ Máy cắt băm gốc rạ với năng suất 0,3-0,5 (ha/h); chiều cao gốc rạ còn lại sau cắt 50-100 (mm); chiều dài đoạn cắt 50-150 (mm);
⏩ Máy lên luống tạo rãnh với năng suất làm việc 0,3 - 0,5 (ha/h); bề rộng luống 80 - 120 cm; rãnh sâu 20 - 30 cm; độ rộng rãnh 20 - 30 cm;
⏩ Máy gieo đậu tương kết hợp với bón phân có năng suất ⏩ Máy xới vun và làm cỏ chăm sóc cây đậu tương có năng suất 0,3 - 0,5 (ha/h);
⏩ Máy thu hoạch đậu tương thực hiện liên hoàn các công việc cắt, gom cây rải hàng trên ruộng có năng suất 0,3 – 0,4 (ha/h), độ sót <5%;
⏩ Máy đập tách hạt đậu tương có năng suất máy 0,5 - 1,0 (tấn/h), độ sạch lá 90 - 95%; độ hư hỏng hạt < 5%.