Cải tiến và đổi mới máy móc, thiết bị cũ từ đó cho ra đời những sản phẩm mới phục vụ hữu ích cho đời sống lao động và sản xuất.
      Vỏ dừa và bã mía sau khi được sử dụng xong trở thành rác thải sinh hoạt. Với những ngày hè nóng bức, nhu cầu sử dụng nước dừa và nước mía tăng cao, khiến việc xử lý loại rác thải này cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn, gây ảnh hưởng tới môi trường. Từ ý tưởng xử lý nguồn rác thải này, tác giả Nguyễn Hải Châu đã chế tạo ra máy có thể tái chế xơ dừa, bã mía thành các sản phẩm có thể tái sử dụng, đem lại lợi ích kinh tế.

t4 may bam nghien 1 23d17

Xơ dừa sau khi được băm, nghiền nhỏ. Ảnh: may3a.com


      Cấu tạo máy: dạng ống tròn, có tốc độ trục chính lên tới 2850 vòng/phút, 2 lưỡi dao băm sắc bén, năng suất làm việc rất cao.
      Nguyên lý hoạt động: cho các loại nguyên liệu vào phễu, bật động cơ, chiếc máy sẽ băm, nghiền nhỏ các loại nguyên liệu cứng như quả dừa khô, cây sắn, bã mía hay các phụ phẩm nông nghiệp khác.

t4 may bam nghien 2 5bbf1

Máy băm nghiền xơ dừa. Ảnh: Ảnh: may3a.com


      Ưu điểm của máy:
      - Giúp nhà nông tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu trồng nấm, phân xanh bón đất, giúp nhà nông tiết kiệm tối đa chi phí;
      - Có tính ứng dụng cao, phù hợp với điều kiện của bà con nông dân Việt Nam;
      - Sử dụng điện sinh hoạt bình thường, khung sườn được uốn gò hàn bằng các loại sắt thép có khả năng chịu lực tốt.