Việc duy trì muối cho chất dịch bên trong cơ thể cá được thực hiện nhờ các máy bơm muối sinh học đặc biệt trong mang. Đối với cá nước mặn, những chiếc bơm này giúp loại bỏ muối trong cơ thể chúng. Ngược lại, ở cá nước ngọt, bơm sinh học lại làm nhiệm vụ giữ muối. Lớp da cá có khả năng tương hoán với nước. Cá nước ngọt hấp thụ nước qua da và loại bỏ lượng nước dư thừa qua thận. Trong khi đó, cá nước mặn lại bị thoát nước qua da nên thường có xu hướng bù lại bằng cách uống.
     Khi cá nước mặn được nuôi trong môi trường nước ngọt, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lượng muối cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, khi cá nước ngọt được nuôi trong môi trường nước mặn, chúng cũng sẽ gặp khó khăn trong việc loại bỏ lượng muối dư thừa. Cả 2 loại cá trên khi được nuôi những trong môi trường có lượng muối khác biệt với môi trường sống quen thuộc của chúng đều sẽ chết sớm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
     Thông thường, nếu cá con được sinh trong môi trường nước ngọt, mang bơm sinh học loại bỏ muối thừa của chúng sẽ bị vô hiệu hóa và không phát triển. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, nếu cá con được sinh ra ngay trong bọc nước ối của cá mẹ, bộ phận này cũng bị vô hiệu hóa nhưng vẫn tiếp tục phát triển được bình thường. Với sự hỗ trợ của các hocmôn xuất hiện tự nhiên, độ mặn của nước ối có thể tăng lên ngang bằng với độ mặn của nước biển mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá con. Khi cá con trưởng thành, chúng cũng sẽ thừa hưởng cơ chế sinh sản tương tự. Từ lúc đó, cá trưởng thành và các hậu duệ của chúng hoàn toàn có thể thể sinh sản và sinh trưởng được trong môi trường nước mặn mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

 

12.4 95832

Tổng quan về quy trình giúp cá nước ngọt đẻ con sống và sinh sản được trong môi trường nước mặn (Ảnh: Theo sáng chế)


     Sáng chế đưa ra một quy trình giúp cá nước ngọt đẻ con sống và sinh sản được trong môi trường nước mặn, đặc biệt ứng dụng vào việc mang cá cảnh nước ngọt nuôi chung với cá cảnh nước mặn trong bể nước mặn. Đối tượng ban đầu của quy trình là cá con nuôi trong bể nước có độ mặn bằng với độ mặn môi trường nước ối của cá mẹ. Khi cá con đã quen với môi trường nuôi dưỡng mới, bắt đầu tăng dần độ mặn của nước lên cho đến khi bằng với chuẩn độ mặn của 1 bể nuôi bình thường. Khi đó, cá con và các hậu duệ của nó có thể sinh trưởng và sinh sản bình thường trong môi trường nước mặn mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp ngoài nào.