Cá có thể được phân loại theo môi trường sống. Một số loại sống trong môi trường nước mặn (gọi chung là cá biển). Ở đây, nước mặn được xác định là nước có nồng độ muối tương tự như nước biển. Người ta có thể nuôi cá cảnh trong các bể nước mặn. Tuy nhiên, các bể cá nước mặn gặp nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo trì. Vì vậy, người nuôi không chọn cá nước mặn mặc dù trên thực tế cá nước mặn có màu sắc và hình dạng đẹp hơn so với loại các nước ngọt. Loại cá biển cảnh có thể sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ sẽ đem lại thành công lớn về thương mại.

 

12.1 8e032

Bể cá biển cảnh (Ảnh: ST)

 

     Sáng chế này liên quan đến quy trình thích nghi tạo ra cá nước mặn có khả năng thích ứng để thích nghi với môi trường nước có chứa ít muối hơn môi trường sống tự nhiên của nó. Quy trình này bao gồm việc cho cá nước mặn vào trong nước, tính theo tỷ trọng, có nồng độ muối bằng một nửa so với môi trường sống tự nhiên của nó, sau đó giảm từ từ nồng độ muối đến giá trị mong muốn.
Môi trường sống tự nhiên của cá nước mặn nói chung có nồng độ muối là khoảng 1,022. Quy trình thích nghi của cá nước mặn trong nước có chứa ít muối hơn môi trường sống tự nhiên của nó, đòi hỏi phải nuôi cá nước mặn trong nước có nồng độ muối bằng một nửa môi trường sống tự nhiên của nó. Nồng độ muối sau đó được giảm từ từ đến giá trị mong muốn.
     Trong thí nghiệm hay dùng, đầu tiên cá được cho vào trong nước có nồng độ muối khoảng 1,011. Sau đó, cứ 2 tuần giảm nồng độ muối xuống thêm một lượng xấp xỉ 0,001. Ta có thể dừng quy trình thích nghi ở bất kỳ nồng độ muối nào ta muốn. Ví dụ, ta có thể thích nghi cá nước mặn trong nước ngọt hay nước có nồng độ muối từ khoảng 1,001 đến khoảng 1,003.
     Người ta hy vọng rằng quy trình thích nghi này có thể áp dụng cho hầu hết các loại cá nước mặn. Ngoại lệ có thể bao gồm loài cá nguyên thủy hơn như là cá mập, cá đuối, san hô hay cỏ chân ngỗng.